Lượt xem: 64
Phỏng vấn Bác sĩ Dương Chí Thiện - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành về phòng, chống bệnh Cúm gia cầm
Cúm gia cầm là dịch bệnh nguy hiểm, thường chỉ có ở loài chim hoang dã và gia cầm. Tuy nhiên hiện nay, đã có nhiều trường hợp lây sang người và để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về dịch Cúm gia cầm và cách phòng, chống dịch bệnh, Ban Biên tập có cuộc trao đổi với Bác sĩ Dương Chí Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện.

Ảnh: Bác sĩ Dương Chí Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Châu Thành

         Phóng viên: Thưa Bác sĩ, tình hình dịch Cúm gia cầm ngày càng phức tạp, vậy mức độ nguy hiểm và các đường lây truyền của bệnh là gì, xin Bác sĩ cho biết thêm?

         Bác sĩ Dương Chí Thiện: Như chúng ta đã biết bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người là bệnh nguy hiểm khiến cho người bệnh gặp các biến chứng nặng như: suy hô gấp, viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng, phải thở máy.. thậm chí tử vong.

         Con đường lây nhiễm dễ nhất sang người đó là tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc chất thải của gia cầm nhiễm bệnh. Ngoài ra, thói quen ăn tiết canh, nấu thịt gia cầm chưa chín kỹ hoặc sử dụng trứng sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm cúm gia cầm. Bệnh cạnh đó, virus cũng có thể lây truyền qua dịch tiết đường hô hấp của gia cầm bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm bị nhiễm bệnh"

         Phóng viên: Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm ở động vật, cũng như phòng, chống bệnh lây sang người như thế nào?

         Bác sĩ Dương Chí Thiện: Các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm ở động vật cũng như phòng, chống bệnh lây sang người như sau:

         Thứ nhất, phòng, chống dịch cúm gia cầm ở động vật:

         Đối với hộ gia đình chăn nuôi gia cầm: tiêm ngừa vắc xin cho đàn gia cầm mà mình nuôi theo lịch khuyến cáo của cơ quan thú y. Khi gia cầm có biểu hiện như: gia cầm chết hàng loạt thì phải báo với cơ quan thú y biết để xử trí, không tự ý giết mổ thịt gia cầm chết để buôn bán và chế biến thức ăn. Thường xuyên vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng, trang trại, khu vực nuôi gia cầm để phòng bệnh.

         Đối với các hộ kinh doanh, giết mổ gia cầm: không được mua bán các gia cầm không rõ nguồn góc, gia cầm bị nhiễm bệnh.

         Thứ hai, phòng, chống dịch cúm gia cầm ở người: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thống báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú ý trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời".

         Phóng viên: Nếu không may bị nhiễm thì người bệnh sẽ có những biểu hiện gì và cần xử trí thế nào, thưa Bác sĩ?

         Bác sĩ Dương Chí Thiện: Đối với người nghi ngờ mắc bệnh, khi biết mình có tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh, loài chim hoang dã và khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm A như: sốt, đau đầu, mệt mỏi, uể oải, ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức mỏi cơ thể,.. cần cách ly và hạn chế tiếp xúc với người khác, liên hệ với cán bộ y tế địa phương để được hướng dẫn về cách phòng, chống dịch bệnh".

         Phóng viên: Cảm ơn Bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này. Chúc Bác sĩ nhiều sức khỏe!

 

Gia Bảo
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 107
  • Hôm nay: 937
  • Trong tuần: 10 322
  • Trong tháng: 8 767
  • Tất cả: 2512183
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.