Lượt xem: 81
Phỏng vấn Bác sĩ Dương Chí Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành về việc chủ động phòng ngừa bệnh Dạ
Bệnh Dại là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều có tỉ lệ tử vong cao và nhanh chóng. Tại Việt Nam, bệnh Dại liên tục có những diễn tiến phức tạp, do đó việc chủ động phòng ngừa bệnh Dại là thực sự cần thiết. Để tìm hiểu nội dung này, Ban biên tập có cuộc trao  đổi với Bác sĩ Dương Chí Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện.

Bác sĩ Dương Chí Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Châu Thành. Ảnh: Gia Bảo

          Phóng viên: Thưa Bác sĩ, bệnh Dại ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Vậy xin Bác sĩ cho biết tình hình bệnh Dại hiện nay trên địa bàn huyện diễn ra như thế nào?

         Bác sĩ Dương Chí Thiện: Mặc dù bệnh Dại ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng nhưng hiện nay trên địa bàn huyện chưa ghi nhận ca bệnh Dại nào.

         Phóng viên: Được biết bệnh Dại là bệnh nhiễm virus cấp tính,  vậy mức độ nguy hiểm và các đường lây truyền của bệnh là gì, xin Bác sĩ cho biết thêm?

         Bác sĩ Dương Chí Thiện: Bệnh Dại là do nhiễm virus cấp tính gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là virus thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssaavirus. Người mắc bệnh Dại tỉ lệ trên 95%, gần như 100%.

Đường lây truyền bệnh Dại:

         Thứ nhất, bệnh Dại chủ yếu truyền qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị Dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất dịch tiết của bệnh nhân bị dại.

         Ngoài ra, còn có các con đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa virus dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm".

         Phóng viên : Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật, cũng như phòng, chống bệnh lây sang người?

         Bác  sĩ Dương Chí Thiện: Bệnh Dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Vì vậy, các biện pháp phòng, chống bệnh Dại như là:

         Thứ nhất, tiêm vắc xin dại cho cả động vật và người, là biện pháp rất hiệu quả chống Dại.

         Thứ hai, là truyền thông về phòng, chống dại. Tuyên truyền đến từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho cả bản thân và cộng đồng. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, vận chuyển kinh doanh, chó, mèo trong từng thôn, xóm, xã, phường, thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hương dẫn của cán bộ thú y, ký cam kết thực hiện 05 không: “Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng dại”, “Không nuôi chó, mèo không khai báo với chính quyền địa phương”, “Không nuôi chó thả rong”, “Không để chó cắn người”, “Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường”.

         Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus dại thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm và những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại thực hiện điều trị dự phòng nằng vắc xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

         Phóng viên: Nếu không may bị nhiễm thì người bệnh sẽ có những biểu hiện gì và cần xử trí thế nào, thưa Bác sĩ?

         Bác sĩ Dương Chí Thiện: Nếu không may bị nhiễm do động vật động vật có mang virus dại cắn, thời gian ủ bệnh của bệnh dại thông thường từ 1 – 3 tháng, sau khi phơi nhiễm, tức là sau khi bị chó, mèo có mang virus dại cắn, quào, liếm.

         Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đến vài năm, nhiều trường hợp tử vong sau nhiều năm do bị chó cắn, thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn. Ngay sau khi phơi nhiễm bệnh dại, nếu không tiêm vắc xin hoặc huyết thanh kháng dại kịp thời, triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là đau đầu, sốt, mệt mỏi, tê và đau ngay vết thương. Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ dưới dạng thể viêm màn não, thì người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ nước, sợ gió, tăng tuyến nước bọt, hạ huyết áp. Nếu bệnh tiến triển nặng dần, người bệnh không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên cực kì khó khăn, ở thể này bệnh sẽ tử vong sau một vài tuần kể tư khi phát bệnh. Thể nặng hơn là thể bại liệt, ít gặp hơn, người bệnh liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu tiện, rối loạn đại tiện, liệt tay liệt chân, bệnh sẽ tử vong do liệt lan đến cơ quan hô hấp.

         Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó ngay sau khi bị chó, mèo, liếm vào vết thương hở, người dân cần rửa ngay dưới vòi nước, kết hợp với xà phòng liên tục trong 15 phút, sau đo rửa sạch vết thương với cồn 70 độ hoặc Iot. Tuyệt đối không cố nặn máu. Nếu vết thương vùng đầu hoặc cổ, ngón tay hoặc bất kể vùng gần hệ thần kinh trung ương thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại, huyết thanh kháng dại theo quyết định của Bộ y tế.

         Phóng viên: Cảm ơn Bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này. Chúc Bác sĩ nhiều sức khỏe!

 

Gia Bảo
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 54
  • Hôm nay: 880
  • Trong tuần: 10 264
  • Trong tháng: 8 709
  • Tất cả: 2512125
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.