Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành với kế hoạch tuyển sinh, đào tạo nghề năm 2025
Đảm bảo được điều kiện và nhu cầu chuyển đổi nghề sang lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ cho lao động trên địa bàn; nâng cao chất lượng và kỹ năng nghề nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động để góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
Đảm bảo tính hiệu quả trong tuyển sinh và đào tạo; khắc phục tình trạng lao động sau đào tạo không thể tham gia được thị trường lao động và không có việc làm ổn định.
Chú trọng đào tạo gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp để duy trì và tạo việc làm bền vững cho người lao động.
Đối với tuyển sinh đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp nghề và nghề dưới 3 tháng, đối tượng tuyển sinh là nam (từ 15 – 60 tuổi), nữ (từ 15 – 55 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học, hiện đang thường trú tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Đối với tuyển sinh, đào tạo trình độ Trung cấp, học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT trở lên. Chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo trình độ sơ cấp và nghề dưới 3 tháng là 432 chỉ tiêu, trong đó các ngành nghề đào tạo là: May công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, nhạc công ngũ âm Khmer, tin học văn phòng, nghiệp vụ du lịch cộng đồng, kỹ thuật trồng rau màu, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm (heo, bò, gà…), kỹ thuật nuôi thuỷ sản (cá các loại, ếch…), kỹ thuật trồng và nhân giống nấm (nấm bào ngư, nấm rơm, linh chi.
Để thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục Thường xuyên huyện sẽ phối hợp UBND, Hội đoàn thể các xã phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho người lao động góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác đào tạo nghề, việc làm. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động tham gia học nghề, huy động các nguồn lực cho đào tạo nghề
Phối hợp UBND, Hội đoàn thể các xã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó xác định thế mạnh và mô hình đào tạo cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương cũng như trình độ, năng lực và sở trường của người lao động
Phối hợp Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các xã, thị trấn điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động, theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của người lao động sau học nghề; thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo các ngành nghề cho người lao động. Đồng thời phối hợp các ngành có liên quan tăng cường công tác kết nối, giới thiệu việc làm cho học viên sau đào tạo, theo dõi đánh giá hiệu quả giải quyết việc làm đối với lao động sau học nghề (gồm tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm).
Tập trung huy động các nguồn lực hoá cho công tác đào tạo nghề; đa dạng và thu hút các nguồn lực đào tạo nghề, thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho người lao động theo quy định hiện hành./.