Lượt xem: 34
Huyện Châu Thành với những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số 9 tháng đầu năm
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện cùng với các cấp chính quyền, đoàn thể, mặt trận và các đơn vị kinh doanh viễn thông trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả khả quan.

         Để góp phần nâng cao nhận thức của người dân, huyện luôn quan tâm và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: lợp mới các cụm pano, hộp đèn, băng rôn, tuyên truyền trên hệ thống Cổng thông tin điện tử huyện, các trang mạng xã hội (facebook, zalo, …), trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, xe tuyên truyền lưu động, cộng tác đưa tin, bài với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, tiếp âm chương trình thời sự của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và chương trình thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam, duy trì phóng sự về các mô hình phát huy hiệu quả trong hỗ trợ người dân nộp hồ sơ trực tuyến.

         Để tham mưu cho UBND huyện và Ban Chỉ đạo huyện thực hiện các hoạt động về chuyển đổi số trên địa bàn huyện, mỗi phòng ban huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đều phân công 01 đồng chí kiêm nhiệm phụ trách CNTT tại đơn vị, tất cả công chức, viên chức phụ trách đều được cử tham dự các lớp tập huấn do tỉnh, huyện tổ chức. Trong năm, UBND huyện đã tổ chức 01 lớp trực tuyến và 02 lớp trực tiếp về nội dung chuyển đổi số cho trên 400 đại biểu dự.

         Về tình hình an toàn thông tin mạng trên địa bàn huyện được kiểm soát; nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong việc khai thác, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó đã cử 20 công chức, viên chức cấp huyện, xã, thị trấn tham gia tập huấn an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng.

         Thực hiện tốt việc rà soát và đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông thu hồi, cấp mới chữ ký số cho lãnh đạo huyện, xã và công chức phụ trách một cửa; cấp mới  hộp thư điện tử mail công vụ; Đến nay công chức, viên chức lãnh đạo quản lý và công chức, viên chức tại bộ phận một cửa huyện, xã, thị trấn đều có chữ ký số để thực hiện việc ký tiếp nhận cũng như trả kết quả hồ sơ trên môi trường điện tử; Ủy ban nhân dân huyện cũng được Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ 02 máy scan văn phòng, nhằm hỗ trợ công tác số hóa tài liệu từ Dự án xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh Sóc Trăng; Cổng dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh; Số hóa dữ liệu xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Sóc Trăng.

         Bên cạnh đó, để cùng chung tay với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác chuyển đổi số, Ban thường vụ Huyện đoàn Châu Thành đã chỉ đạo đoàn xã, thị trấn tiếp tục duy trì hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng; tiếp tục triển khai thực hiện và hỗ trợ lực lượng Công an trong việc hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, cài đặt ứng dụng VneID, đăng ký tài khoản, thanh toán điện tử và nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến. Kết quả, tổ chức 185 đợt ra quân và hội nghị tuyên truyền cho 2.692 người dân; cài VneId mức 2 là 415 lượt và 1.537 lượt đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến; 1.090 lượt nộp hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến … đơn vị kinh doanh viễn thông Viettel đã thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao không chính chủ 2.956 thuê bao. Phát triển 1.670 thuê bao Ví Viettel Money và phát triển 115 điểm chấp nhận thanh toán mua bán không dùng tiền mặt; cài đặt chữ ký số Mysign cho 308 thuê bao, hỗ trợ 60% doanh nghiệp xăng dầu và 60% doanh nghiệp vàng bạc đá quí sử dụng hóa đơn điện tử; hỗ trợ 33 đường truyền Internet miễn phí cho các đơn vị trường học trên địa bàn huyện; thực hiện hỗ trợ giảm giá từ 30 - 50% giá máy cho bà con đang sử dụng điện thoại 2G, 3G chuyển lên điện thoại 4G với 597 điện thoại, tặng 259 điện thoại 4G miễn phí cho bà con xã Thuận Hòa đang sử dụng điện thoại 2G; trang bị hình ảnh truyền thông chuyển đổi số cho xã Phú Tâm, kết hợp cùng UBND xã cài Viettel Money để người dân thanh toán không dùng tiền mặt; đơn vị kinh doanh viễn thông VNPT đã hỗ trợ 19 điểm trường trên địa bàn huyện, tạo cho mỗi học sinh có mã QR để thanh toán học phí trong năm 2024 – 2025; hỗ trợ Phòng Giáo dục triển khai có hiệu quả và nâng cấp hệ thống mạng giáo dục Việt Nam (VnEdu) trên toàn huyện. Triển khai thành công Học bạ điện tử, Giáo án điện tử, hệ thống văn bản điện tử, chữ ký số cá nhân cho giáo viên; hỗ trợ phối hợp các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng hóa đơn điện tử và khai báo thuế của VNPT, có trên 80% doanh nghiệp tham gia và tiếp tục triển hai cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng; triển khai tạo mã Qrcode cho 08 xã, thị trấn thực hiện nộp thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công; hỗ trợ nâng cấp cáp quang, hạ tầng băng rộng, cho 100% địa bàn hành chính huyện và các xã, thị trấn cũng như các đơn vị hành chính đóng trên địa bàn huyện; Cung cấp trên 550 sim VTCI cho các hộ nghèo/cận nghèo trên địa bàn trong năm 2024.

         Về thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội cũng được UBND huyện quan tâm và chỉ đạo Phòng lao động Thương binh và xã hội tham mưu triển khai thực hiện tốt. Trong 9 tháng đầu đã thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội qua tài khoản cho 172 đối tượng; chi trả qua tài khoản Bảo trợ xã hội 654 đối tượng; thực hiện liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí đã tiếp nhận và xử lý 121/121 hồ sơ mai táng phí Bảo trợ xã hội liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

         Kết quả đạt được trong một số lĩnh vực chủ yếu như:  Lĩnh vực y tế: 100% đơn thuốc khám bệnh, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế đã được liên thông; thực hiện triển khai chữ ký số cho các Bác sĩ tại Trung tâm Y tế; liên thông dữ liệu cấp giấy chứng sinh, giấy báo tử và giấy phép lái xe; liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh;

         Lĩnh vực giáo dục: Hoàn thiện và triển khai sử dụng rộng rãi hệ thống phần mềm quản lý giáo dục và các phân hệ quản lý mầm non, quản lý tiểu học, quản lý trung học cơ sở và đồng bộ với IOC tỉnh; 100% đơn vị trường trực thuộc với các hệ sinh thái: quản lý hồ sơ giáo dục, giáo án, sổ điểm, sổ liên lạc giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trên môi trường số; học bạ số thực hiện năm học 2023 – 2024 đối với lớp 1, 2, 3, 4 và tiếp tục thực hiện cho năm học 2024 – 2025 đối với lớp 5; 100% cán bộ quản lý, giáo viên các cấp thực hiện chữ ký số, VBĐT; Ngoài ra, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện còn phân công 01 chuyên viên phụ trách công tác chuyển đổi số của ngành giáo dục; triển khai phần mềm thu phí không dùng tiền mặt cho 100% các trường mầm non và THCS; Các trường THCS đều thực hiện quản lý vă bằng tốt nghiệp THCS trên phần mềm số hóa và liên thông với sở giáo dục đào tạo;

         Lĩnh vực nông nghiệp: Xác định vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, ngay từ đầu năm ngành nông nghiệp huyện đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức của ngành, cộng tác viên, các hợp tác xã, tổ hợp tác được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về chương trình chuyển đổi số. Các cuộc Hội nghị do ngành nông nghiệp tổ chức hiện nay đang thực hiện theo hướng hạn chế sử dụng tài liệu giấy, thay vào đó sử dụng mã QR để đại biểu tham dự hội nghị tra cứu tài liệu trực tuyến; Đề tài “Ứng dụng công nghệ IoT vào sản xuất thông minh cho sản phẩm táo hồng theo chuỗi giá trị ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng” do công ty CP ICHECK làm chủ nhiệm đề tài, từ nguồn kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ, đã được Hội đồng thẩm định KHCN của Sở KHCN thông qua. Hiện nay đang tiến hành tập huấn cho nông hộ và xây dựng phần mềm thực hiện. Dự án góp phần cải thiện chất lượng trái táo và tăng giá trị sản phẩm của cây táo hồng trên địa bàn huyện; Phối hợp Trung tâm DVNN, UBND xã Phú Tâm và xã Thiện Mỹ triển khai điều tra, khảo sát đối với 107 hộ trồng dừa, diện tích 101,2 ha để tiến hành các thủ tục cấp mã số vùng trồng dừa, nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển vùng trồng, theo dõi nhật ký canh tác, liên kết sản xuất, nâng cao giá trị trái dừa và thu nhập của người dân. Sử dụng ứng dụng RYNAN MEKONG để theo dõi tình hình xâm nhập mặn đồng thời, thông báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn 2 lần/ngày để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt, quản lý hệ thống cống điều tiết nước phục vụ sản xuất; Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh triển khai thí điểm 50 ha lúa chất lượng cao phát thải thấp tăng trưởng xanh thuộc đề án 1 triệu ha tại HTX Quyết Thắng xã Hồ Đắc Kiện. Hiện nay đang phối hợp với Trung tâm DVNN huyện thu thập các thông tin của nông hộ về xây dựng các mã vùng trồng lúa cho hộ dân tham gia mô hình, truy xuất nguồn gốc, cập nhật nhật ký canh tác, quy trình canh tác của mô hình sản xuất; Tổng số sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trên địa bàn huyện là 42 sản phẩm (18 sản phẩm 4 sao và 24 sản phẩm 3 sao) tất cả các sản phẩm đều có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các chủ thể OCOP đã dần linh hoạt trong khâu bán hàng trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Lazada, Shopee (Bánh Pía Hải Sơn, Lương Trân…) sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Sóc Trăng (có 20/42 sản phẩm đã tham gia sàn) qua đó, giúp chủ thể có thể dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng người tiêu dùng hơn, ít tốn chi phí mở cửa hàng và linh hoạt trong mở rộng quy mô kinh doanh. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND xã Phú Tâm, xã Thiện Mỹ triển khai kế hoạch điều tra, khảo sát đối với các hộ trồng dừa để tiến hành các thủ tục cấp mã số vùng trồng dừa, tạo điều kiện cho người dân trong phát triển vùng trồng, theo dõi nhật ký canh tác, liên kết sản xuất để phục vụ trong sản xuất; Điều tra, thu thập các thông tin của nông hộ về xây dựng các mã vùng trồng lúa cho hộ dân tham gia mô hình, truy xuất nguồn gốc, cập nhật nhật ký canh tác, quy trình canh tác của mô hình sản xuất lúa đặc sản với diện tích 50 ha tại xã Hồ Đắc Kiện. Thực hiện dự án khoa học và công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh về “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ số trong quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh, liên kết chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm cho Hợp tác xã, doanh nghiệp”; Thực hiện dự án khoa học và công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh về “Xây  dựng mô hình trồng dưa lưới thủy canh trong nhà màng tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”.

          Để đạt được những kết quả trên là sự nổ lực của các cấp, các ngành trong huyện, sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của các đơn vị kinh doanh, Sở Thông tin và truyền thông từ đó tạo động lực phát triển hạ tầng số. Các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến xã, thị trấn triển khai hiệu quả phần mềm một cửa điện tử, phục vụ công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, công dân. Qua đó đã đem lại những kết quả tích cực góp phần hiện đại hóa nền hành chính công./. 

Hồng Diên
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 106
  • Hôm nay: 500
  • Trong tuần: 6 459
  • Trong tháng: 26 791
  • Tất cả: 2590105
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.