Lượt xem: 420
Hỏi – Đáp bệnh dại và các biện pháp phòng, chống

Hỏi: Bệnh dại là gì?

Trả lời: Bệnh dại là một bệnh lây truyền ngẫu nhiên từ động vật ( thường là động vật nuôi) mắc bệnh dại qua người. Động vật nuôi bị lây nhiễm từ động vật hoang dã qua vết cắn, cào, xây xát. Các động vật nuôi thường là chó, mèo, bò… chó và mèo bị dại rất nguy hiểm khi cắn lung tung. Trâu, bò ít nguy hiểm hơn vì chúng không có khuynh hướng cắn nhưng sự lây nhiễm vẫn có thể có. Con người cũng có thể bị lây nhiễm bởi động vật hoang dã nhưng chủ yếu là động vật nuôi ( bị nhiễm vi rút dại) qua cắn, cào, liếm trên da và niêm mạc bị tổn thương ở người

Sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra do tiếp xúc với nước dãi của người bị bệnh dại, nhưng trên thực tế rất hiếm khi xảy ra

Hỏi: Những dấu hiệu nhận biết bệnh dại ở vật nuôi là gì?

Trả lời:

 Triệu trứng dại ở vật nuôi chúng ta cần chú ý như: hung dữ khác thường, nước dãi nhiều, giọng sủa khan, liệt hàm dưới, liệt toàn thân… và chết. Triệu chứng dại của mèo giống của chó nhưng mèo thích lánh vào chổ tối và mèo dại rất nguy hiểm

Hỏi: Những dấu hiệu nhận biết bệnh dại ở người là gì?

Trả lời:

Triệu chứng sớm: Từ 2-4 ngày trước khi phát hiện, bệnh nhân thấy đau nhức, sưng tấy tại vết cắn có thể quan sát được. Đồng thời, còn kèm theo: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Triệu trứng khi nhập viện:

Triệu trứng đặc  trưng của bệnh là bệnh nhân lên cơn dại, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, tính cách bệnh nhân không bình thường

Liệt có thể xuất hiện đầu tiên và bắt đầu bằng liệt 1 chân hoặc cả 2 chân rồi lan  trên hoặc xuống dưới.

Bệnh nhân có thể bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, người bệnh trở nên hung bạo. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết

Hỏi: Cách xử lý khi vật nuôi cắn, cào:

Trả lời:

Khi vật nuôi nghi dại cắn, cào… thì rửa thật kỹ vết cắn, cào…bằng xà phòng với nước sạch và các chất sát khuẩn để diệt vi- rút dại

Khi bị cắn nhiều vết nguy hiểm hoặc bị cắn ở đầu, mặt, cổ tay, chân, bộ phận sinh dục hoặc không theo dõi được con vật thì phải đến ngay cơ sở y tế để được tiêm vắc-xin phòng dại và kháng dại sớm

Không nên điều trị thuốc nam khi bị chó, mèo dại cắn.

Hỏi: Các biện pháp phòng bệnh dại là gì?

Trả lời:

Bệnh dại đã có thể ngăn ngừa được thông qua việc tiêm chủng rộng rãi các loài vật hoặc việc chăm sóc y tế thích hợp, kịp thời đối với những người bị vật nuôi cắn

Tốt nhất nên chủ động tiêm ngừa bệnh dại trước khi bị súc vật cắn

Hạn chế nuôi chó, mèo… hoặc có nuôi thì phải xích, nhốt, ra đường phải có rọ mõm./.

Dương Võ (sưu tầm và biên soạn)
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 29
  • Hôm nay: 583
  • Trong tuần: 7 726
  • Trong tháng: 36 490
  • Tất cả: 2173458
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.