Lượt xem: 249
UBND huyện Châu Thành ban hành Quyết định chương trình phát triển thanh niên huyện Châu Thành, giai đoạn 2022 - 2030
Ngày 19 tháng 5 năm 2023, UBND huyện Châu Thành ban hành Quyết định số 53/QĐ-UBND Quyết định ban hành Chương trình phát triển thanh niên huyện Châu Thành, giai đoạn 2022 – 2030

         Về quan điểm

         Chương trình phát triển thanh niên huyện Châu Thành giai đoạn 2022 - 2030 phải bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển thanh niên; đồng thời kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đạt được của Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020 để tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay của huyện.

           Chương trình phát triển thanh niên huyện Châu Thành giai đoạn 2022 - 2030 là bộ phận cấu thành của chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Châu Thành giai đoạn 2021 - 2025 và các giai đoạn tiếp theo; là cơ sở để các phòng, ban ngành, các xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên của ngành và địa phương.

         Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người. Thanh niên phát huy vai trò là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

         Về nguyên tắc

         Bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên của chính quyền các cấp, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

         Các phòng, ban ngành và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cụ thể hóa nội dung của Chương trình này, đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo đảm phù hợp với hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành và cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện Chương trình.

          Bảo đảm phát huy vai trò, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, nghề nghiệp; tổ chức kinh tế; các cơ sở giáo dục; gia đình, xã hội và của thanh niên.

         Nguồn lực thực hiện Chương trình được bảo đảm bằng Ngân sách nhà nước, huy động từ các nguồn lực từ xã hội, cộng đồng và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

         Về mục tiêu

         Mục tiêu 1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin về tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thanh niên trên địa bàn huyện

         - Hằng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

         - Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh và sinh viên; 80% thanh niên công nhân, 75% thanh niên nông thôn, thanh niên vùng dân tộc thiểu số được trang bị kiến thức về quốc phòng và an ninh.

         - Đến năm 2030, trên 70% thanh niên được tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng.

           Mục tiêu 2. Giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng; tạo điều kiện để thanh niên bình đẳng về cơ hội học tập, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

         - Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên được giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống và kỹ năng mềm.

         - Đến năm 2030, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương; 70% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong độ tuổi đạt trình độ trung học cơ sở.

         - Đến năm 2030, phấn đấu tăng 15% số thanh niên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; tăng 15% số công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì; tăng 10% số thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ (so với năm 2020).

         - Hằng năm, có ít nhất 20% thanh niên làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số và tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật; phấn đấu đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100%.

         Mục tiêu 3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc làm bền vững cho thanh niên; phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

         - Hằng năm, 100% học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục hướng nghiệp, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp.

         - Hằng năm, phấn đấu 30% số ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên là học sinh, sinh viên được kết nối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp.

         - Đến năm 2030, phấn đấu 80% thanh niên được tư vấn hướng nghiệp và việc làm; 60% thanh niên được đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, ưu tiên việc làm tại chổ. Hằng năm, có ít nhất 9.000 thanh niên được giải quyết việc làm.

         - Đến năm 2030, duy trì tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.

         - Đến năm 2030, phấn đấu có ít nhất 70% thanh niên là người khuyết tật, người nhiễm HIV, người sử dụng ma túy, thanh niên là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, thanh niên vi phạm pháp luật được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng. Phấn đấu tạo việc làm ổn định cho trên 50% thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 20% thanh niên là người khuyết tật (trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc làm), người nhiễm HIV, người sau cai nghiện, sau cải tạo, thanh niên là người Việt Nam không có quốc tịch.

         Mục tiêu 4. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho thanh niên

         - Hằng năm, trên 70% thanh niên được trang bị kiến thức, kỹ năng rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe; chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sức khỏe tâm thần; dân số và phát triển; bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục; HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS (trong đó: tỷ lệ thanh niên là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đạt 100%; tỷ lệ thanh niên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên 90%).

         - Hằng năm, trên 60% thanh niên được cung cấp thông tin và tiếp cận các dịch vụ thân thiện về tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; 90% cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; 100% nữ thanh niên được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh và hỗ trợ sinh sản.

         - Hằng năm, 100% thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe ban đầu; trên 90% thanh niên công nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được khám sức khỏe và chăm sóc y tế định kỳ.

          Mục tiêu 5. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên

         - Hằng năm, 70% thanh niên ở nông thôn; 60% thanh niên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nơi học tập, làm việc và cư trú.

         - Đến năm 2030, ít nhất 50% thanh niên sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật số phục vụ mục đích giao tiếp, truyền thông, kinh doanh trên nền tảng kinh tế số.

Mục tiêu 6. Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc

- Hằng năm, 100% thanh niên trong độ tuổi quy định của pháp luật, có đủ năng lực hành vi dân sự sẵn sàng tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự và lực lượng dân quân tự vệ.

- Đến năm 2030, phấn đấu 20% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đưa vào quy hoạch lãnh đạo cấp phòng; 15% thanh niên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Hằng năm, 100% tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam các cấp và các tổ chức khác của thanh niên trên địa bàn huyện phát động phong trào và huy động thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.

     Về nhiệm vụ và giải pháp

         Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp

         - Có giải pháp phù hợp nhằm giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân, gia đình và xã hội; chú trọng tăng cường tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của gia đình đối với thanh niên, gia đình tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên, quan tâm, giáo dục, động viên và tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

         - Tập trung công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí cán bộ trẻ giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống cơ quan Đảng, Nhà nước từ cấp huyện tới cơ sở, trong đó ưu tiên cho thanh niên dân tộc thiểu số.

         - Phối hợp có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân; phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp và các tổ chức thanh niên trên địa bàn huyện trong thực hiện Nghị quyết.

         Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

         - Tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả về Luật Thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình phát triển Thanh niên tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 – 2030, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh niên và Chương trình này.

         - Các phòng, ban ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp phổ biến, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho thanh niên trên địa bàn huyện; đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân và gia đình, xã hội. Đồng thời tăng cường công tác giáo dục đạo đức và lối sống, lịch sử và truyền thống dân tộc, niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và của địa phương gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh niên.

         - Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên thông qua các ứng dụng pháp luật trực tuyến, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện thực tiễn trên địa bàn huyện; hằng năm, tổ chức đối thoại với thanh niên để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng nhằm chia sẻ thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn tiếp cận các cơ chế, chính sách và hỗ trợ của huyện cho thanh niên.

         - Đẩy mạnh truyền thông về sự cần thiết và nhu cầu được nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe, trong đó chú trọng đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, truyền thông cho đội ngũ cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho thanh niên. Tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác; dự phòng bệnh không lây nhiễm; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong thanh niên gắn với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển biến nhận thức, không phân biệt, kỳ thị và tạo khoảng cách với người chấp hành xong hình phạt tù, người đặc xá khi về địa phương, nhất là đối với thanh niên. Tạo mọi điều kiện cho thanh niên là người phạm tội có cơ hội tiếp cận với đời sống xã hội và hòa nhập cộng đồng. Định hướng khai thác công nghệ thông tin, mạng xã hội vào học tập, lao động công tác; có chế tài xử lý các hoạt động, dịch vụ, trò chơi trực tuyến thiếu lành mạnh, bạo lực gây tác động xấu đến thanh niên và xã hội.

         - Phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, thanh niên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo và mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực đạt yêu cầu về chất lượng; phát triển nguồn lao động có kỹ năng nghề phục vụ quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

         - Huy động sự tham gia của các cơ quan truyền thông ở trong và ngoài huyện vào việc xây dựng, triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp.

         Về cơ chế, chính sách, pháp luật cho thanh niên

         - Huy động tối đa các nguồn lực nhằm phát triển thanh niên. Chú trọng các chính sách hỗ trợ cho thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

         - Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút thanh niên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, thanh niên tình nguyện đến công tác tại khu công nghiệp của huyện, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

         - Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên, làm tiền đề cho thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp.

         Cung cấp dịch vụ, hoạt động hỗ trợ thanh niên

         - Đổi mới hình thức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh niên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

         - Xây dựng các chương trình chuyên sâu về khởi nghiệp sáng tạo như: chương trình ươm tạo khởi nghiệp, chương trình tư vấn doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo, cuộc thi khởi nghiệp hằng năm, chương trình sự kiện ngày hội khởi nghiệp, chương trình đào tạo tinh thần khởi nghiệp, tư duy đổi mới sáng tạo. Trang bị hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó ưu tiên đào tạo các nhóm đối tượng là doanh nghiệp khởi nghiệp, thành niên có nhu cầu và quan tâm đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tập trung xây dựng các không gian làm việc chung để học sinh của các trường trên địa bàn huyện có không gian trao đổi nghiên cứu, sáng tạo..., Không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuyển biến nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

         - Nâng cao vai trò của gia đình, cộng đồng trong hỗ trợ người nhiễm HIV, người khuyết tật, người sử dụng ma túy, thanh niên là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, thanh niên vi phạm pháp luật được bồi dưỡng kỹ năng sống, lao động và hòa nhập cộng đồng, trong việc giúp đỡ người thân nghiện ma túy tham gia điều trị cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng với các mô hình phù hợp.

         - Phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý trong hoạt động hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề xã hội, tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng phòng, chống các bệnh về học đường, tệ nạn xã hội và các kỹ năng cần thiết cho thanh niên; cần chú trọng tư vấn tâm lý về vấn đề dân tộc, giới tính, lứa tuổi, học tập, mối quan hệ xã hội, hướng nghiệp cho thanh niên, trong đó, chú trọng đối tượng thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thanh niên công nhân tại các khu công nghiệp.

         - Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn dàn, các cuộc giao lưu để giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, thanh niên đến với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khởi nghiệp cho các đối tượng là học sinh, sinh viên trong các điểm trường trên địa bàn huyện. Đồng thời, tăng cường tư vấn cho thanh niên tự do được hiểu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm; các ngành, các cấp phối hợp tổ chức phiên giao dịch việc làm hằng năm để tư vấn việc làm, hỗ trợ việc làm cho người lao động thất nghiệp, trong đó có thanh niên, đặc biệt là thanh niên là người dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

         - Tăng cường ứng dụng công nghệ số, các công cụ khoa học nghiên cứu về khả năng của con người trong hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng các ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp; hội chợ việc làm, các khóa đào tạo kỹ năng bổ trợ để nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm của thanh niên. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề và đào tạo lại nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

         - Khuyến khích các đơn vị, địa phương tổ chức hội thao, các giải thể thao, hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc gắn với việc sưu tầm, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian. Phát triển các mô hình câu lạc bộ thể dục thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thiết chế về thể dục, thể thao quần chúng ở cơ sở. Xây dựng mô hình điểm về cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thể dục, thể thao tại địa phương. Đẩy mạnh xã hội hóa, vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và tổ chức các loại hình hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao bảo đảm tính khoa học, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của nhân dân.

         Về hợp tác quốc tế trong thực hiện Chương trình

         Nâng cao nhận thức của thanh niên về chủ động và tích cực hội nhập quốc tế có hiệu quả; tạo điều kiện để thanh niên tham gia các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế về thanh niên; phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong thực hiện Chương trình phát triển thanh niên trên địa bàn huyện.

         Tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện và các tổ chức đoàn thể

         - Tăng cường phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội, lực lượng vũ trang trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò của thanh niên, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thanh niên.

         - Đề cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc triển khai thực hiện Chương trình này. Phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp, vai trò và sự đóng góp của nữ thanh niên; xung kích, sáng tạo của thanh niên đóng góp vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và xã hội.

         Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

         - Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và chế độ báo cáo thống kê về thanh niên; nâng cao chất lượng dự báo xu hướng phát triển thanh niên trong từng giai đoạn cụ thể, làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện và hoạch định chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

         - Kịp thời nhân rộng và giới thiệu những gương thanh niên tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để có hình thức tuyên dương, khen thưởng.

         Nguồn lực thực hiện Nghị quyết

         Bảo đảm các nguồn lực để thực hiện Chương trình phát triển thanh niên, trong đó quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đảm bảo đủ về số lượng, có trình độ, năng lực; bố trí kinh phí thực hiện Chương trình lồng ghép với các nguồn kinh phí triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của huyện phù hợp với tình hình thực tiễn và khả năng cân đối của ngân sách huyện.

         Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên.

YV - Phòng NV
TIN NỔI BẬT
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang online: 26
  • Hôm nay: 1604
  • Trong tuần: 8 747
  • Trong tháng: 37 511
  • Tất cả: 2174479
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
    Cơ quan chủ quản: Y BAN NHÂN DÂN HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH SÓC TRĂNG
     Địa Chỉ: ấp Xây Cáp, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Tỉnh Sóc Trăng
      Điện Thoại: (0299) 3 834 570  - (0299) 3 834 566. Fax: (0299) 3 834 670. Email: vpubndchauthanh@gmail.com
                              Ghi rõ nguồn thông tin điện tử UBND Huyện Châu Thành khi trích dẫn lại từ địa chỉ này.